Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
349190

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Ngày 07/04/2023 09:54:09



Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

(Baothanhhoa.vn)- Đông trùng hạ thảo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành y dược học. Bởi vậy, những năm qua nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

ocop 2.jpg

Cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Văn Tuấn, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, mang lại hiệu quả cao.

Có dịp tham quan khu nuôi cấy đông trùng hạ thảo với không gian rộng, sạch sẽ, các khâu sản xuất được sắp xếp thứ tự, khoa học của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, phần nào đã giúp chúng tôi hiểu được vì sao sản phẩm của gia đình anh lại được thị trường đánh giá cao đến vậy. Anh Tuấn chia sẻ: “Ngay từ khi còn học đại học, tôi đã nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương mình. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu tìm hiểu nhu cầu thị trường và nhận thấy tiềm năng của sản phẩm đông trùng hạ thảo là rất lớn, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi rất tốt cho sức khỏe. Thế nên, từ năm 2016, tôi đã tích cực học hỏi kỹ thuật nuôi cấy từ các mô hình hiệu quả và Viện Nghiên cứu dược liệu. Đồng thời, tôi cũng tự tìm tòi, nghiên cứu công thức nuôi cấy và nhân giống đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo. Sau khi đã nắm trong tay được một số kiến thức, tôi bắt đầu “mạo hiểm” vay mượn số tiền lớn để xây dựng phòng thí nghiệm, phòng nuôi tiêu chuẩn và đầu tư các trang thiết bị hiện đại để nuôi cấy đông trùng hạ thảo”.

Việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trải qua khá nhiều công đoạn như nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: nguồn giống, công nghệ, nguyên liệu, trong đó đặc biệt quan trọng là môi trường sản xuất. Bởi vậy, phòng nuôi ngoài việc phải cân bằng đủ độ thoáng tự nhiên và ánh sáng, thì còn phải được trang bị hệ thống phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết từ 85 - 95%, hệ thống làm lạnh để giữ cho nhiệt độ ổn định... Đồng thời, cần phải tỉ mỉ và kiên trì theo dõi sự phát triển của đông trùng hạ thảo hàng ngày để kịp thời loại bỏ những cây giống kém chất lượng. Sau khoảng 65 đến 70 ngày, đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch.

Hiện nay, ngoài nuôi đông trùng hạ thảo tươi, anh Tuấn còn đầu tư mua máy sấy lạnh để chế biến phát triển các sản phẩm đạt OCOP 3 sao từ đông trùng hạ thảo mang thương hiệu Đăng Khoa, như: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, rượu, yến chưng đông trùng hạ thảo và mật ong đông trùng hạ thảo. Đồng thời, để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, từ nhiều năm nay anh đã đầu tư mở cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại thị trấn Nga Sơn. Phải khẳng định rằng từ việc tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại nên sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của gia đình anh Tuấn làm ra được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh... Theo ước tính mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu được khoảng 250 - 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động với mức lương 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Đến khu nhà xưởng rộng 300m2 của anh Nguyễn Hoài Châu, xã Liên Lộc (Hậu Lộc), chúng tôi không khỏi choáng ngợp với sự đầu tư bài bản một quy trình khép kín để nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo từ phòng vô trùng nuôi cấy giống, đến nơi trồng, chế biến nấm... Ngoài ra, anh còn lắp đặt hệ thống đèn led và máy điều hòa để chủ động cung cấp ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm đông trùng hạ thảo. Anh Châu cho biết: “Sau quá trình dày công nghiên cứu và được chuyển giao công nghệ từ Viện Công nghệ sinh học lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội), từ năm 2021, tôi đã đầu tư 2,6 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc và trang thiết bị hiện đại để bắt tay vào nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang thương hiệu SUKHA”. Đến nay, trung bình mỗi ngày cơ sở SUKHA sản xuất từ 500 - 1.000 phôi nấm đông trùng hạ thảo tươi; ngoài ra còn sản xuất thành công dòng sản phẩm nuôi trên kén tằm sống có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao cấp 3 lần so với sản phẩm nuôi trên giá thể thông thường. Đồng thời, để làm phong phú sản phẩm, đáp ứng được thị hiếu đa dạng của khách hàng, ngoài đông trùng hạ thảo tươi, cơ sở SUKHA đã mua sắm máy sấy để chế biến sản phẩm dạng khô, cao đông trùng hạ thảo và rượu đông trùng hạ thảo.

Có thể thấy rằng, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc sử dụng đông trùng hạ thảo là khá lớn nên nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị để nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Hầu hết các cơ sở đều được chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, tích cực liên kết với các viện nghiên cứu dược liệu để làm ra những sản phẩm mới được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo phục vụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do đông trùng hạ thảo là loại dược liệu khó trồng, yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và vốn đầu tư lớn. Bởi vậy, để nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao thì cần hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành, địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

Đăng lúc: 07/04/2023 09:54:09 (GMT+7)



Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy đông trùng hạ thảo

(Baothanhhoa.vn)- Đông trùng hạ thảo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành y dược học. Bởi vậy, những năm qua nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

ocop 2.jpg

Cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Văn Tuấn, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, mang lại hiệu quả cao.

Có dịp tham quan khu nuôi cấy đông trùng hạ thảo với không gian rộng, sạch sẽ, các khâu sản xuất được sắp xếp thứ tự, khoa học của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, phần nào đã giúp chúng tôi hiểu được vì sao sản phẩm của gia đình anh lại được thị trường đánh giá cao đến vậy. Anh Tuấn chia sẻ: “Ngay từ khi còn học đại học, tôi đã nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp trên mảnh đất quê hương mình. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu tìm hiểu nhu cầu thị trường và nhận thấy tiềm năng của sản phẩm đông trùng hạ thảo là rất lớn, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi rất tốt cho sức khỏe. Thế nên, từ năm 2016, tôi đã tích cực học hỏi kỹ thuật nuôi cấy từ các mô hình hiệu quả và Viện Nghiên cứu dược liệu. Đồng thời, tôi cũng tự tìm tòi, nghiên cứu công thức nuôi cấy và nhân giống đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo. Sau khi đã nắm trong tay được một số kiến thức, tôi bắt đầu “mạo hiểm” vay mượn số tiền lớn để xây dựng phòng thí nghiệm, phòng nuôi tiêu chuẩn và đầu tư các trang thiết bị hiện đại để nuôi cấy đông trùng hạ thảo”.

Việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trải qua khá nhiều công đoạn như nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: nguồn giống, công nghệ, nguyên liệu, trong đó đặc biệt quan trọng là môi trường sản xuất. Bởi vậy, phòng nuôi ngoài việc phải cân bằng đủ độ thoáng tự nhiên và ánh sáng, thì còn phải được trang bị hệ thống phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết từ 85 - 95%, hệ thống làm lạnh để giữ cho nhiệt độ ổn định... Đồng thời, cần phải tỉ mỉ và kiên trì theo dõi sự phát triển của đông trùng hạ thảo hàng ngày để kịp thời loại bỏ những cây giống kém chất lượng. Sau khoảng 65 đến 70 ngày, đông trùng hạ thảo sẽ được thu hoạch.

Hiện nay, ngoài nuôi đông trùng hạ thảo tươi, anh Tuấn còn đầu tư mua máy sấy lạnh để chế biến phát triển các sản phẩm đạt OCOP 3 sao từ đông trùng hạ thảo mang thương hiệu Đăng Khoa, như: đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo khô, rượu đông trùng hạ thảo, rượu, yến chưng đông trùng hạ thảo và mật ong đông trùng hạ thảo. Đồng thời, để quảng bá và giới thiệu sản phẩm, từ nhiều năm nay anh đã đầu tư mở cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm tại thị trấn Nga Sơn. Phải khẳng định rằng từ việc tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại nên sản phẩm từ đông trùng hạ thảo của gia đình anh Tuấn làm ra được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh... Theo ước tính mỗi năm, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu được khoảng 250 - 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động với mức lương 5 - 7 triệu đồng/tháng.

Đến khu nhà xưởng rộng 300m2 của anh Nguyễn Hoài Châu, xã Liên Lộc (Hậu Lộc), chúng tôi không khỏi choáng ngợp với sự đầu tư bài bản một quy trình khép kín để nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo từ phòng vô trùng nuôi cấy giống, đến nơi trồng, chế biến nấm... Ngoài ra, anh còn lắp đặt hệ thống đèn led và máy điều hòa để chủ động cung cấp ánh sáng và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm đông trùng hạ thảo. Anh Châu cho biết: “Sau quá trình dày công nghiên cứu và được chuyển giao công nghệ từ Viện Công nghệ sinh học lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp (Hà Nội), từ năm 2021, tôi đã đầu tư 2,6 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc và trang thiết bị hiện đại để bắt tay vào nuôi cấy đông trùng hạ thảo mang thương hiệu SUKHA”. Đến nay, trung bình mỗi ngày cơ sở SUKHA sản xuất từ 500 - 1.000 phôi nấm đông trùng hạ thảo tươi; ngoài ra còn sản xuất thành công dòng sản phẩm nuôi trên kén tằm sống có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao cấp 3 lần so với sản phẩm nuôi trên giá thể thông thường. Đồng thời, để làm phong phú sản phẩm, đáp ứng được thị hiếu đa dạng của khách hàng, ngoài đông trùng hạ thảo tươi, cơ sở SUKHA đã mua sắm máy sấy để chế biến sản phẩm dạng khô, cao đông trùng hạ thảo và rượu đông trùng hạ thảo.

Có thể thấy rằng, nắm bắt được nhu cầu thị trường trong việc sử dụng đông trùng hạ thảo là khá lớn nên nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư mua sắm trang thiết bị để nuôi cấy đông trùng hạ thảo. Hầu hết các cơ sở đều được chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, tích cực liên kết với các viện nghiên cứu dược liệu để làm ra những sản phẩm mới được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo phục vụ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, do đông trùng hạ thảo là loại dược liệu khó trồng, yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe và vốn đầu tư lớn. Bởi vậy, để nhân rộng và phát triển các mô hình sản xuất đông trùng hạ thảo quy mô lớn, mang lại hiệu quả cao thì cần hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành, địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)